Cuộc sống sau này Beatrice của Liên hiệp Anh

Vương nữ Beatrice cùng mẹ, Nữ vương Victoria

Cuộc sống của Beatrice bị đảo lộn Nữ vương Victoria qua đời vào ngày 22 tháng 1 năm 1901. Vương nữ đã viết thư cho Hiệu trưởng của Đại học Glasgow vào tháng 3, "...ông có thể tưởng tượng nỗi đau tệ như thế nào. Ta, người chưa bao giờ xa cách người mẹ thân yêu của mình, ta khó mà hình dung được cuộc sống sẽ ra sao nếu không có mẹ, người đã từng là trung tâm của mọi thứ." [lower-alpha 11] [51] Beatrice vẫn tiếp tục xuất hiện trước công chúng, nhưng vị trí của vương nữ tại triều đình đã bị suy giảm. Khác với chị gái là Vương nữ Louise, Beatrice không thân thiết với tân vương Edward VII, người cũng là anh trai vương nữ, và không được đưa vào vòng tròn giao thiệp của Nhà vua. Mặc dù mối quan hệ của hai anh em không hoàn toàn tồi tệ, nhưng đôi khi cũng trở nên căng thẳng, chẳng hạn như khi Beatrice vô tình (một cách ồn ào) đánh rơi cuốn sách kinh của mình từ phòng trưng bày vương thất xuống một chiếc bàn bằng vàng trong lễ đăng quang của Edward VII.[52]

Sau khi thừa kế Điện Osborne, Edward VII đã cho dỡ bỏ những bức ảnh và vật dụng cá nhân của mẹ mình và thậm chí là một số trong số chúng đã bị cho tiêu hủy, đặc biệt là tài liệu liên quan đến John Brown, người mà Quốc vương căm ghét.[53] Nữ vương Victoria đã dự định cho điện Osborne trở thành nơi ở riêng tư cho con cháu của nữ vương, tránh xa sự hào hoa và nghi lễ của cuộc sống cung đình.[54] Tuy nhiên, vị tân vương không có nhu cầu tương tự đối với điện Osborne và đã hỏi ý kiến các luật sư của mình về việc xử lý điện Osborne, biến cánh chính trở thành nhà điều dưỡng, mở cửa các dãy phòng cho công chúng và xây dựng Trường Cao đẳng Hải quân trong khuôn viên. Tuy nhiên, kế hoạch của Edward VII vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Beatrice và Louise. Nữ vương Victoria đã để lại cho hai chị em những ngôi nhà trong vùng lãnh thổ của Vương thất, và sự riêng tư mà nữ vương đã hứa với hai chị em bị đe dọa. Khi Edward VII thảo luận về số phận của ngôi nhà với hai chị em, Beatrice phản đối việc để ngôi nhà tách rời khỏi vương thất, với lý do rằng đây là nơi quan trọng đối với cha mẹ họ.[54]

Tuy nhiên, Quốc vương không muốn điện Osborne cho bản thân và đã tặng nó cho người thừa kế của mình, cháu trai gọi cô của Beatrice là Vương tử George nhưng Vương tử đã từ chối vì chi phí bảo trì cao. Edward VII sau đó đã mở rộng khuôn viên nơi ở của Beatrice là Osborne Cottage, để đền bù cho việc sự riêng tư Vương nữ sắp bị ảnh hưởng. Ngay sau đó, Nhà vua tuyên bố với thủ tướngArthur Balfour, rằng phần nhà chính sẽ được trao cho quốc gia như một món quà. Tuy nhiên với các dãy phòng cá nhân thì chỉ mở cửa cho các thành viên vương thấtviì khu vực này đã được dựng thành điện thờ để tưởng nhớ cố nữ vương.[55]

Vương nữ Beatrice tiếp tục vai trò Thống đốc của Đảo Wight từ năm 1896 cho đến khi qua đời vào năm 1944, đồng thời là Chủ tịch của Bệnh viện Tưởng niệm Frank James tại Đông Cowes từ năm 1903 cho đến khi qua đời.

Beatrice tiếp tục xuất hiện trước công chúng sau khi nữ vương Victoria qua đời. Các nhiệm vụ công khai mà vương nữ thực hiện thường liên quan đến Nữ vương Victoria, vì công chúng luôn liên tưởng hình ảnh Beatrice kề bên nữ vương.[56]

Nhật ký của Nữ vương Victoria

Sau cái chết của Nữ vương Victoria, Beatrice bắt đầu nhiệm vụ quan trọng là ghi lại và biên tập nhật ký của Nữ vương Victoria. Hàng trăm tập nhật ký từ năm 1831 trở đi chứa đựng những quan điểm cá nhân của Nữ vương về công việc hàng ngày trong cuộc đời Victoria, đồng thời bao gồm các vấn đề cá nhân, gia đình cũng như các vấn đề của quốc gia.[57]

Nữ vương Victoria đã giao cho Beatrice nhiệm vụ biên tập các cuốn nhật ký để xuất bản, điều đó có nghĩa là loại bỏ các tài liệu riêng tư cũng như những đoạn văn mà nếu được xuất bản thì có thể gây tổn hại cho những người còn sống. Beatrice đã xóa nhiều tài liệu đến nỗi các cuốn nhật ký đã qua chỉnh sửa chỉ có độ dài bằng một phần ba so với bản gốc.[57] Việc phá hủy những đoạn nhật ký lớn như vậy của Nữ vương Victoria khiến cháu trai của Beatrice là Quốc vương George V, và vợ là Vương hậu Mary, đau buồn nhưng không thể can thiệp.[58] Beatrice đã sao chép một bản nháp từ bản gốc và sau đó sao lại bản nháp của vương nữ vào một tập sách màu xanh. Cả bản gốc và bản nháp đầu tiên của Beatrice đều bị phá hủy trong quá trình biên tập.[58] Nhiệm vụ này kéo dài ba mươi năm và hoàn thành vào năm 1931. 111 cuốn sổ ghi chú còn sót lại được lưu giữ trong Văn khố Vương thất tại Lâu đài Windsor.[59]

Vương hậu Victoria Eugenie "Ena" của Tây Ban Nha

Nhan sắc của con gái Beatrice là Ena, được biết đến khắp châu Âu, và mặc dù có địa vị không cao nhưng Ena là một nàng dâu đáng mơ ước.[60] Alfonso XIII của Tây Ban Nha đã ngỏ lời cầu hôn Victoria Eugenie và được Vương tôn nữ chấp nhận [lower-alpha 12]. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đã gây ra tranh cãi ở Anh, vì kết hôn với Quốc vương Tây Ban Nha đồng nghĩa là Ena phải cải đạo sang Công giáo.[61] Chuyện này đã bị phản đối bởi anh trai của Beatrice là Edward VII, và những người Tây Ban Nha cực kỳ bảo thủ đã phản đối cuộc hôn nhân của Alffonso XIII với một tín hữu Kháng Cách có xuất thân thấp kém, vì cha của Victoria Eugenie, Thân vương tử Heinrich, là con trai của một cuộc hôn nhân bất đăng đối. Vì vậy, họ coi Ena chỉ là một phần huyết mạch Vương thất và do đó không thích hợp để trở thành Vương hậu Tây Ban Nha.[60] Tuy nhiên, cặp đôi đã kết hôn vào ngày 31 tháng 5 năm 1906. Cuộc hôn nhân bắt đầu không suôn sẻ khi một kẻ vô chính phủ cố gắng đánh bom họ vào ngày cưới.[60] Ban đầu, cặp đôi rất gần gũi với nhau nhưng sau này lại ngày càng xa cách. Ena không được yêu thích ở Tây Ban Nha và tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi người con trai cả Alfonso Pio, trữ quân của ngai vàng Tây Ban Nha, mắc bệnh máu khó đông . Alfonso XIII quy trách nhiệm cho Beatrice [62] vì đã mang căn bệnh này đến vương thất Tây Ban Nha và quay lưng lại với Ena một cách cay nghiệt.[62]

Trong thời gian đảm nhiệm vai trò là Vương hậu Tây Ban Nha, Ena đã nhiều lần trở lại thăm mẹ ở Anh, nhưng luôn không có mặt Alfonso và ít khi có mặt các con của mình. Trong khi đó, Beatrice sống tại Osborne Cottage ở Đông Cowes cho đến khi bán nơi này vào năm 1913, khi Lâu đài Carisbrooke, dinh thự của Thống đốc Đảo Wight, bị bỏ trống.[63] Beatrice chuyển đến Lâu đài trong khi vẫn giữ một dãy phòng tại Cung điện KensingtonLuân Đôn. Vương nữ đã tham gia tích cực vào việc thu thập tài liệu cho bảo tàng của Lâu đài Carisbrooke, mà đức nữ cho mở cửa vào năm 1898.[64]

Chiến tranh thế giới thứ nhất và rời xa khỏi công chúng

Chân dung họa bởi Philip de László, năm 1912 Vương tôn Maurice của Battenberg. Sau khi qua đời trong Thế chiến thứ nhất, Beatrice bắt đầu lánh xa khỏi công chúng.

Sự hiện diện của Beatrice tại triêu đình ngày càng giảm khi vương nữ già đi. Đau buồn bởi cái chết của người con trai yêu dấu Maurice trong Thế chiến thứ nhất năm 1914, vương nữ bắt đầu rút lui khỏi công chúng.[65] Trước tình hình của Thế chiến thứ nhất, Quốc vương George V đã đổi tên vương tộc từ Saxe-Coburg và Gotha thành Windsor, đồng thời lấy tên đó làm họ của vương thất, để làm lu mờ dòng máu Đức của vương thất. Sau đó, Beatrice và gia đình vương nữ từ bỏ các tước hiệu thuộc Đức của họ; do đó Beatrice đã ngừng sử dụng danh xưng Thân vương tử phi Henry xứ Battenberg, thay vào đó sử dụng danh xưng thời con gái là HRH Vương nữ Beatrice. Các con trai của Beatrice đã từ bỏ tước hiệu Thân vương tôn xứ Battenberg [lower-alpha 13]. Alexander, người con trai cả, trở thành Ngài Alexander Mountbatten và sau đó được phong tước hiệu Hầu tước xứ Carisbrooke trong Đẳng cấp quý tộc của Vương quốc Liên hiệp Anh .[66] Người con trai thứ, Leopold, trở thành Ngài Leopold Mountbatten và được hưởng địa vị của con trai thứ của một hầu tước.[35] Leopold cũng mắc bệnh máu khó đông, "căn bệnh vương thất" thừa hưởng từ mẹ và qua đời trong một ca phẫu thuật đầu gối vào năm 1922, chỉ một tháng trước sinh nhật lần thứ 33.

Sau chiến tranh, Beatrice là một trong số các thành viên của vương thất trở thành người bảo trợ của Liên đoàn Ypres, được thành lập dành cho các cựu chiến binh của Khu vực Ypres và thân thích của những chiến sĩ thiệt mạng trong trận chiến ở Khu vực Ypres.[67] Bản thân Beatrice cũng là một người mẹ mất con tại chiến trường, vì con trai út Maurice của Battenberg, đã tử trận trong Trận chiến Ypres lần thứ nhất. Những lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng của Beatrice sau khi Maurice qua đời bao gồm các lễ kỷ niệm, đặt vòng hoa tại mộ gió Cenotaph vào năm 1930 và 1935 để đánh dấu ngày kỷ niệm 10 và 15 ngày thành lập Liên đoàn.[68][69]

Những năm cuối đời

Công chúa Beatrice trong cuộc sống sau này

Ngay cả khi ở tuổi 70, Beatrice vẫn tiếp tục trao đổi thư từ với bạn bè, người thân của mình và hiếm khi xuất hiện trước công chúng, chẳng hạn như lần xuất hiện trên xe lăn để chứng kiến vòng hoa được đặt lên sau cái chết của George V vào năm 1936.[70] Vương nữ đã xuất bản tác phẩm dịch thuật cuối cùng của mình vào năm 1941. Với tiêu đề "Trong những tháng ngày của Napoléon", đó là cuốn nhật ký cá nhân của bà ngoại của Nữ vương VictoriaAugusta, Công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld. Beatrice đã trao đổi thư từ với nhà xuất bản là John Murray, người đã rất tán thành tác phẩm.[71] Beatrice sau này sống tại Brantridge Park ở Tây Sussex, thuộc sở hữu của em trai Vương hậu MaryAlexander Cambridge, Bá tước thứ nhất của Athlone (sinh ra là Alexander xứ Teck), và vợ là Vương tôn nữ Alice,[72] cháu gái gọi cô của Beatrice; nhà Athlone bấy giờ đang sống ở Canada, nơi ngài Bá tước đảm nhận vai trò Toàn quyền Canda. Tại nơi này, Beatrice qua đời trong giấc ngủ vào ngày 26 tháng 10 năm 1944, hưởng thọ 87 tuổi (một ngày trước kỷ niệm 30 năm ngày mất của con trai út Maurice).[35] Sau khi tổ chức tang lễ cho Vương nữ tại Nhà nguyện St George, Lâu đài Windsor, quan tài của Beatrice được đặt trong Hầm mộ Hương thất vào ngày 3 tháng 11. Ngày 27 tháng 8 năm 1945, thi thể của Beatrice được di dời và đặt bên trong một ngôi mộ chung để an táng cùng với chồng tại Nhà thờ Thánh Mildred, Whippingham.[63][73] Ước nguyện cuối cùng của Beatrice là được chôn cất cùng chồng trên hòn đảo quen thuộc nhất với Vương nữ, đã được thành toàn trong một buổi lễ riêng tư tại Whippingham, chỉ được tham dự bởi con trai Alexander, Hầu tước Carisbrooke và vợ.[63]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Beatrice của Liên hiệp Anh http://morgue.anglicansonline.org/030817 https://web.archive.org/web/20071121022602/http://... https://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9E... http://www.npg.org.uk/collections/search/portrait/... http://www.royal.gov.uk/files/pdf/victoria.pdf http://www.royal.gov.uk/The%20Royal%20Collection%2... https://web.archive.org/web/20090212134300/http://... http://www.iwbeacon.com/The-Princess-of-the-Wight.... http://carisbrookecastlemuseum.org.uk/ https://www.thegazette.co.uk/London/issue/30374/pa...